Giai đoạn 1945 đến 1980 24 

Một phần của tài liệu Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2012 24 

1.2.1.1.Giai đoạn 1945 đến 1980 24 

Đây là giai đoạn sơ khai của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và đối với lĩnh vực luật tố cáo nói riêng. Trong giai đoạn này, chưa có pháp lệnh hay luật chuyên ngành để điểu chỉnh về lĩnh vực tố cáo. Việc TC và GQTC chủ yếu được thực hiện thông qua các Thông tư, Nghị định, Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thanh tra.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù đây là bản Hiến pháp khơng có điều kiện để thực hiện trên thực tế, tuy nhiên trong Hiến pháp đã dành 18 Điều để ghi nhận một số quyền và nghĩa vụ của công dân. Tuy không đề cập trực tiếp đến quyền tố cáo của công dân nhưng với sự ghi nhận về những quyền cơ bản của cơng dân thì Hiến pháp năm 1946 đã xác lập nền tảng để tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển quyền tố cáo của công dân. Cụ thể trên thực tế, đã có một số văn bản khác nhau quy định về vấn đề tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm giải quyết tố cáo của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền như Sắc lệnh số 09/SL ngày 29/01/1947 của Chủ tịch hồ Chí minh về việc ấn định lại thủ tục tố cáo các nhân viên cao cấp trong Chính phủ cùng các cơ quan hành pháp, tư pháp; Sắc lệnh 138B/SL ngày 18/12/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban Thanh tra; Thông tư số 436/TTg ngày 13/09/1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định về trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan, chính quyền trong việc tiếp nhận các loại thư khiếu nại, tố giác của nhân dân. Mặc dù các VBQPPL được ban hành trong giai đoạn này quy định còn đơn giản, chỉ quy định về những vấn đề cơ bản trong việc tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo nhưng trong Thơng tư số 436/TTg ngày 13/09/1958 đã có quy định về tố cáo nặc danh. Cụ thể tại Mục 4 Chương III của Thông tư này quy định: “Nhận thư nặc danh

phải nghiên cứu với thái độ khách quan để phân biệt những cái đúng, những cái sai trong thư”. Mặc dù trong thơng tư này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đề cập đến thái độ

của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhưng qua đó cũng có thể thấy được rằng trong giai đoạn này, đã có sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề tố

25

cáo nặc danh. Qua quy định này có thể thấy rằng, các đơn thư tố cáo nặc danh vẫn có thể được tiếp nhận để giải quyết tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ chính xác trong thơng tin của đơn thư tố cáo nặc danh. Như vậy, dù mới chỉ là những năm đầu tiên sau khi cách mạng thành công nhưng Nhà nước đã có sự quan tâm đối với tố cáo nói chung và đối với tố cáo nặc danh nói riêng.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, trong điều kiện cách mạng mới, ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới để thay thế cho Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959 ra đời đã trực tiếp ghi nhận quyền tố cáo của cơng dân. Theo đó “Cơng dân nước Việt nam Dân chủ Cộng

hịa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất kỳ CQNN nào về hành vi vi phạm của CQNN. Những khiếu nại tố cáo phải được giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt

hại vì hành vi vi phạm của CQNN có quyền được bồi thường”13. Việc ghi nhận

quyền tố cáo trong Hiến pháp đã thể hiện sự tiến bộ và phát triển của pháp luật Việt Nam trong việc ghi nhận các quyền dân chủ cơ bản của công dân cũng như thể hiện được bản chất Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mặc dù quyền tố cáo đã được ghi nhận thực tiếp trong Hiến pháp nhưng vẫn chưa có một VBQPPL nào dưới hình thức luật hay pháp lệnh quy định cụ thể đối với lĩnh vực này. Việc TC và GQTC được thực hiện thông qua các quy định được quy định tại các văn bản sau: Nghị quyết 164/CP ngày 31/8/1970 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cơng tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, Nghị định số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính Phủ quy định về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra Chính phủ, Thơng tư 60/UBTT ngày 25/5/1971 của Ủy ban Thanh tra Chính phủ hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, Nghị định số 01/CP ngày 7/1/1977 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra Chính phủ14.

13 Điều 29 Hiến pháp năm 1959.

14 Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo, Nxb. Tư pháp, tr. 86.

26

Một phần của tài liệu Tố cáo nặc danh, mạo danh và khuyết danh một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 32)